Mẹo trả lời câu hỏi: Bạn muốn môi trường làm việc thế nào ?

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
16/04/2024 9:46:42 SA
BẢO TRỢ

Mẹo trả lời câu hỏi: Bạn muốn môi trường làm việc thế nào ?

Đối với nhiều người, mức lương không phải là ưu tiên số một, nên dù họ thương lượng được mức lương cao nhưng vẫn rời đi sau vài ngày làm việc

Lí do phần lớn là từ môi trường làm việc không như mong muốn. Rõ ràng môi trường làm việc đóng vai trò quan trọng dẫn tới sự thành công và khả năng gắn bó của ứng viên với doanh nghiệp. Vì vậy, để tránh mất thời gian của hai bên, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi: “Bạn muốn môi trường làm việc như thế nào?”
 
Dưới đây là một số tips trả lời vừa dễ đạt được mong muốn vừa ghi điểm với nhà tuyển dụng khi tìm việc làm tốt tại Bình Dương, Đồng Nai… bạn tham khảo nhé.
 
Môi trường làm việc mong muốn cần dựa trên hiểu biết về công ty
 
Mỗi công ty có mô hình, quy tắc, cách làm việc, quy mô khác nhau tạo ra các môi trường làm việc với ưu, nhược điểm khác nhau. Vậy nên bạn không nên chỉ trích hay phân tích sâu vào điểm hạn chế của doanh nghiệp hay đưa ra một mong muốn viển vông. Thay vào đó, trước khi đưa ra mong muốn, bạn nên ghi nhận điểm tích cực của doanh nghiệp. Sau đó, bạn hãy đưa ra một số đề xuất liên quan, phù hợp với mô hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Điều này giúp những đề xuất của bạn có tính khả thi, hiệu quả hơn. Chưa kể, nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp trước khi tham gia phỏng vấn.
 
Ví dụ, khi ứng tuyển tại doanh nghiệp khởi nghiệp, bạn có thể chia sẻ: “Em đã làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, quy mô lớn nhỏ đều có. Em ấn tượng và bị thu hút bởi môi trường nhiệt huyết, năng động của công ty. Tuy nhiên, em nghĩ để công ty phát triển bền vững thì cần thêm quy định, quy chế rõ ràng hơn, đảm bảo sự công bằng và tạo động lực để thúc đẩy cống hiến của nhân sự”.
 
 
Đưa ra mong muốn phù hợp với đặc thù công việc
 
Mỗi công việc, ngành nghề khác nhau có yêu cầu và đòi hỏi môi trường làm việc khác nhau. Môi trường làm việc phù hợp với đặc thù công việc sẽ tạo điều kiện tốt nhất để nhân sự phát triển kỹ năng chuyên môn, phát huy tối đa năng lực, tăng hiệu quả công việc.
 
Do đó, khi trả lời câu hỏi này, bạn nên cân nhắc đưa ra mong muốn về môi trường làm việc dựa trên phù hợp với tính chất công việc. Tất nhiên điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về công việc. Đồng thời bạn nên chỉ ra lợi ích cụ thể của doanh nghiệp sẽ thu được khi đáp ứng mong muốn đó.
 
Ví dụ, “Ngành nghề thời trang đòi hỏi cảm hứng và sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Do đó em rất muốn được làm việc trong một môi trường mở, dân chủ, không bị gò bó bởi quá nhiều quy định cứng nhắc. Điều này giúp em nuôi dưỡng ý tưởng, sức sáng tạo, tăng hiệu quả công việc”.
 
Đề xuất nên phản ánh đúng phong cách làm việc cá nhân
 
Nhiều ứng viên rụt rè không dám đưa ra điều bản thân thật sự muốn. Họ chỉ trả lời chung chung hoặc đưa yêu cầu theo kiểu giống với môi trường làm việc hiện tại. Có bạn lại đưa đề xuất không liên quan tới cá tính, phong cách làm việc cá nhân. Đây không phải là cách trả lời được nhà tuyển dụng đánh giá cao và không mang lại giá trị cho bạn. Thậm chí nhà tuyển dụng nghĩ bạn nhạt nhòa, không hiểu rõ bản thân.
 
Khi đặt câu hỏi, nhà tuyển dụng muốn biết rõ điều bạn muốn. Từ đó họ có căn cứ để đánh giá hai bên có phù hợp với nhau không. Do đó, không nên ngại ngần, hãy đưa ra tiêu chí bạn thực sự muốn. Sau đó tùy thuộc vào thực tế, ưu tiên một số điểm quan trọng nhất và trao đổi với nhà tuyển dụng.
 
Ví dụ, “Em đánh giá cao môi trường làm việc đề cao năng lực độc lập, tạo sự thoải mái cho nhân sự. Tuy nhiên, khi làm việc dưới quy định, KPI, thời hạn cụ thể, em lại thấy mình làm việc tập trung và hiệu quả hơn”.
 
Mặc dù là yêu cầu mang tính cá nhân nhưng điều này thường được nhà tuyển dụng đáp ứng vì nó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
 

Nên thể hiện sự tích cực, hài hòa giữa hai bên
 
Mỗi doanh nghiệp có môi trường làm việc đặc thù, không dễ thay đổi. Bởi vậy, không phải đề xuất của bạn được đáp ứng hoàn toàn, nhất là khi nó trái ngược với môi trường hiện tại. Vậy nên, trong câu trả lời, bạn không nên cứng nhắc đòi hỏi nhà tuyển dụng phải đáp ứng, trong khi chính bản thân bạn vẫn còn những điểm hạn chế, thiếu sót.
 
Ngược lại, bạn nên thể hiện tư duy tích cực, sẵn sàng điều chỉnh mong muốn cho hài hòa giữa hai bên. Đồng thời nhấn mạnh đến việc bạn hiểu rõ thách thức và sẽ nỗ lực thích nghi với môi trường mới, thậm chí là chấp nhận rủi ro ngay cả sau một thời gian nhận việc.
 
Ví dụ, “Em biết mỗi công ty có môi trường làm việc khác nhau, ưu tiên giá trị khác nhau. Bản thân em khi thay đổi công việc đã sẵn sàng đối mặt với thách thức và cả rủi ro khi làm việc ở môi trường mới. Nhưng em sẽ nỗ lực hoàn thiện bản thân và thích nghi trong thời gian sớm nhất”.
 
Trên đây là một số cách trả lời khi gặp câu hỏi “Bạn muốn điều gì ở môi trường làm việc?”. Tốt nhất bạn nên hài hòa giữa mong muốn cá nhân với đặc thù công ty và công việc, từ đó có đề xuất hiệu quả và phù hợp nhất. Chúc bạn thành công. 

Nguyễn Lý

 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi