Lãi suất - Hội Thảo "Quản trị hiệu quả nguồn vốn - Cơ hội đầu tư 6 tháng cuối năm"

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/08/2016 8:32:01 SA
BẢO TRỢ

Lãi suất - Hội Thảo "Quản trị hiệu quả nguồn vốn - Cơ hội đầu tư 6 tháng cuối năm"

Laisuat.vn - Hội thảo "Quản trị hiệu quả nguồn vốn - Cơ hội đầu tư 6 tháng cuối năm" do Cổng thông tin ngân hàng Laisuat.vn phối hợp với VCCI tổ chức


Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chuyên môn như : TS. Phạm Thị Thu Hằng – Tổng thư ký VCCI, Bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ NHNN, các chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh và chuyên gia tài chính doanh nghiệp ThS. Trương Tuấn Nghĩa.

TS. Phạm Thị Thu Hằng – Tổng thư ký VCCI: 
 

Một số động thái của doanh nghiệp Việt Nam ở qúy 1: Sàn thông tin khảo sát trực tuyến động thái của các DN Việt Nam được thực hiện 2 năm một lần, giúp DN và các nhà hoạt động chính sách hiểu được các động thái hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Đưa ra một số chỉ số: Chỉ số động thái thực thấy (VBIO); Chỉ số động thái dự cảm (VBIE)

Bối cảnh 5 tháng đầu năm: Kinh tế thế giới nói chung đang trên đà phục hồi nhưng diễn biến khó lường. Trong nước:

Tổng quan quý 1 năm 2012

Một số chỉ số bị giảm đáng kể, nhất là chỉ số liên quan đến lợi nhuận, mặc dù năng xuất lao động bình quân tăng lên, nhưng lợi nhuận thấp.

Dự cảm của Doanh nghiệp trong 2 quý tới đều cao hơn so với thực thấy, tức là Doanh nghiệp có niềm tin hơn rằng lợi nhuận sẽ khá hơn, tình hình sản xuất kinh doanh khá hơn.

Các yếu tố tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những yếu tốt mà nó liên quan đến tiếp cận vốn vay vẫn còn ảnh hưởng đến doanh nghiệp, vốn vẫn là cản trở lớn nhất đến doanh nghiệp.

Nhu cầu về thị trường quốc tế, thị trường trong nước một số yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá là khá tốt về yếu tố tiếp cận thông tin thị trường công nghệ, điều kiện hạ tầng, tuy nhiên vấn đề cấp đất và giải phóng mặt bằng vẫn được cho là chưa tốt.

Các yếu tố tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh: mối lo lắng nhất của doanh nghiệp là vấn đề về chi phí giá thành sản phẩm, các điều kiện về lao động có thể khả quan hơn.

Điều tra tiếp theo về mức độ lãi suất tháng 4/2012, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận vốn với mức lãi suất 18% còn rất lớn.

TS. Lê Đăng Doanh - Chuyên gia kinh tế cao cấp:


Trước tình hình kinh tế thế giới khó khăn và mất ổn định tốc độ tăng trưởng ở các nước Châu Âu rất thấp, các lĩnh vực khác cũng vậy. Năm 2012 có tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, cụ thể Hy Lạp khá cao, bội chi ngân sách cao, thất nghiệp ở Tây Ban Nha lên tới 25%. Có thể 1 tuần tới Hy Lạp bầu cử trở lại.

Một câu hỏi rất lớn là tác động của cuộc khủng hoảng đồng euro sẽ như thế nào, đặc biệt đối với Việt Nam, kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm. Thị trường Xuất khẩu kém phát triển phải có nỗ lực cao hơn nữa, thận trọng với các bạn hàng, đặc biệt là Hy Lạp.

Ngân hàng thế giới dự kiến chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam là 5.7; Chỉ số tiêu dùng 8.9; thâm hụt ngân sách -3.6; nợ công 4.9, năm 2013 sẽ có những cải thiện khá hơn

Tiến độ trong ổn đinh kinh tế vĩ mô

Dự trữ ngoại tệ nâng lên, mức rủi ro tín dụng cũng cải thiện nhưng chưa ổn định, chưa vững chắc có thể quá lạc quan với mức này. Về tăng trưởng kinh tế suy giảm, quý 2 sẽ khá hơn quý 1, mức tăng cả nước khoảng 5.2 - 5.5%.

Tăng trưởng kinh tế theo ngành: nông nghiệp tăng trưởng tương đối ổn định, công nghiệp và xây dựng giảm sút rõ rệt; công nghiệp chế biến giảm; xây dựng giảm xuống âm. Vốn đầu tư toàn xã hội: giảm sút.

Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua: Tình hình nhập khẩu: xăng dầu giảm rõ rệt, một số mặt hàng giảm đáng lo ngại: bông, tơ sợi, phân bón... dẫn đến hàng dệt may trong quý tới tăng chậm, cố gắng tiêu thụ hàng. Nhập khẩu ô tô, xe máy giảm gần 40%.
Bức tranh về lãi suất giảm rõ rệt, độ trễ của việc giảm lãi suất sẽ khoảng 3 tháng là điều bình thường. Tổng phương tiện tiền gửi tăng lên nhưng tổng dư nợ tín dụng lại âm. Trong khi đó Doanh nghiệp đang bị tồn kho hàng, không bán được hàng, không trả được nợ, chúng ta không nên trách ngân hàng thương mại, vấn đề là phải có quỹ tín chấp giúp Doanh nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn gay gắt: suy kiệt. Số doanh nghiệp ngưng hoạt động lên tới 30%, khó khăn nhất là xi măng, sắt thép,dược phẩm y tế giáo dục vẫn phát triển khá tốt.

Hai khó khăn chính: không tiếp cận được vốn và khâu tiêu thụ được hàng hóa, tình trạng chiếm dụng vốn diễn ra phổ biến, hàng tồn kho vẫn ở mức cao.. Cần có vốn mồi
 
Số người thất nghiệp tăng cao, khả năng phục hồi chậm
Nghị quyết 13 ngày 10/5/2012, Cần có tiêu chí cụ thể hơn tái cấu trúc nền kinh tế; thay đổi mô hình tăng trưởng, thay đổi doanh nghiệp. Quan trọng là cải cách thể chế, chi phí để tái cấu trúc là vấn đề cần thiết, khắc phục được những điều về nhóm lợi ích coi kinh tế tư nhân là động lực chính để phát triển

Doanh nghiệp tự cứu mình trước khi trời cứu, tự điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo tín hiệu thị trường phải tự tái cấu trúc lại, đó là câu chuyện không phải của chính phủ mà là của chính doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà Nước:
 
nguyen-thi-thu-hong(1)

NHNN cũng đã đang thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp trước và sau khi có nghị quyết 13 của chính phủ; tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, rà soát và có nhiều chính sách hỗ trợ giúp Doanh nghiệp vượt qua khó khăn thì Ngân hàng cũng bớt khó khăn. Đây là giải pháp của NHNN và một số định hướng trong thời gian tới.

Hiện nay, kinh tế của Việt Nam đang diễn biến trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chậm lại, hàng hóa mà Doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước đang ở mức thấp. Kỳ vọng lạm phát là 7-8%, có khả năng mức 6% là tín hiệu đáng mừng.

Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam chuyển sang thặng dư, NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ. Đây là những tín hiệu đáng mừng từ kinh tế vĩ mô. Nhưng cũng đứng trước rủi ro kinh tế tăng trưởng mạnh lại, số lượng Doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể còn ở mức cao. Trong tháng 5 chỉ số hàng tồn kho đã giảm so với tháng trước.

Các giải pháp điều hành của NHNN:

Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch mà chính phủ đề ra, phân bổ tăng trưởng tín dụng theo bốn nhóm, hàng tháng theo dõi và điều chỉnh tích hợp.

Liên tục đưa ra các văn bản chỉnh sửa, điều chỉnh đối tượng cho phù hợp.

NHNN ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng cơ cấu lại khoản nợ.
 
Ban hành các văn bản chỉ đạo xin giảm lãi vay đối với các khoản vay cũ, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên: nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ; trong 5 tháng đầu năm đã phản ứng liên tục, 3 lần hạ mức lãi suất điều hành, mỗi lần điều chỉnh 1%.

Các mức lãi suất điều hành được giảm 1% từ 1/6, thứ hai tuần tới tiến hành điều chỉnh lãi suất trần cho vay bằng 13%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên bắt đầu từ 11/6 trong khi đó lãi suất huy động tiền gửi bằng ngoại tệ: vẫn giữ nguyên.

Tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp liên quan đến việc điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá.
Trong 5 tháng đầu năm NHNN đã thực hiện và có trách nhiệm yêu cầu; đánh giá và phát hiện các tổ chức tín dụng yếu kém, cơ cấu lại các tổ chức này trên phương diện tự nguyện, đang thực hiện quyết liệt chính sách đề án tái cấu trúc: rà soát, đánh giá và xử lý nợ xấu.

Phần hỏi đáp của CEO:

Ông Bùi Thiên Sơn: giải thích rõ kinh tế tư nhân là động lực?

TS. Lê Đăng Doanh: Không dùng Doanh nghiệp Nhà nước để điều tiết vĩ mô, cần công khai không cần chọn Doanh nghiệp Nhà Nước.
 
Doanh nghiệp tư nhân cần tạo cho họ một sân chơi bình đẳng, Doanh nghiệp nào có năng lực thì tham gia, không ưu đãi Doanh nghiệp Nhà Nước.
Ông Đức Tập đoàn Vinacomin: ảnh hưởng của Việt Nam trong ngành công nghiệp và dịch vụ, như ngành dệt may đang bị hoa Hoa Kỳ tố cáo đang Xuất khẩu hộ của Trung Quốc, nên cần nhanh chóng nâng tỷ lệ nội địa hóa.

Bất động sản: thị trường bất động đang đóng băng, có dự án hàng trăm nghìn tỷ, chọn một số thị trường nhánh của bất động sản không cứu được toàn bộ thị trường.

Tình hình giá vàng: phụ thuộc vào đồng Euro và USD

Ông Trung Đức - Hội thông tin khoa học công nghệ Việt Nam: làm rõ thêm khu vực đầu tư nước ngoài. Đầu tư Nhà Nước là một thành phần quan trọng, tạo công ăn việc làm, đóng góp cho xuất khẩu vì họ không phụ thuộc vào thị trường vốn Việt Nam như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Đầu vào của họ thuận tiện,đầu ra họ tham gia được vào chuỗi giá trị, có thị trường ở công ty mẹ, trong khi Doanh nghiệp của chúng ta không mấy có Doanh nghiệp tham gia vào chuỗi này được, chúng ta hội nhập nhưng chưa tạo được thị trường ổn định.

Ông Phạm Thiện Long - Phó Tổng Giám đốc HDBank:
 

Hiện nay về mặt Xuất khẩu Việt Nam sang Châu Âu chiếm 20 tỷ  Tỷ USD tong năm 2011. Về mặt vĩ mô, Trung Quốc mới là cái rủi ro tiềm ẩn so với Châu Âu.

Trong nước: tỷ lệ phá sản của Doanh nghiệp phá sản đóng cửa bằng hoặc hơn nhiều so với con số 30% nếu Doanh nghiệp không dựa trên nền tản có lợi thế cạnh tranh thì nên giải thể sớm. 

Rất nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay khi mà sản xuất kinh doanh cần phải có đầu ra, nhưng cứ sản xuất và để đó, kể cả khi mở LC mà khách hàng không nhận cũng không làm gì.

Lãi suất: 10 người đến thì chỉ có 1 hoặc 2 người thực sự quan tâm. Một bên muốn vay tiền: tài sản đảm bảo, tình hình tài chính có hiệu quả không là những trăn trở của Ngân hàng.

Về nợ quá hạn: Một khách hàng bán không được, nợ tồn kho chịu thế chấp… ngân hàng không dám cơ cấu, vừa là vốn vừa là lãi. Khi Ngân hàng làm việc với Doanh nghiệp, một số Doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng thì khi khó khăn Ngân hàng chia sẻ, nhưng có doanh nghiệp khi khó khăn lại không liên lạc với Ngân hàng, không chia sẻ với Ngân hàng dẫn đến NH không có phương án giúp DN, vì vậy DN cùng đường có thể làm bậy.
 
Từ đó ngân hàng càng rụt rè hơn, cho vay thì rất là sợ, Doanh nghiệp không làm ăn được là phá sản, còn Ngân hàng phải chịu trách nhiệm trực tiếp từ những khoản tiền đã cho vay.

Quản trị dòng vốn có hiệu quả: cùng phải có sự thay đổi, Ngân hàng thay đổi, Doanh nghiệp thay đổi thì mới gần nhau được.

1. Ngân hàng nới lỏng điều kiện cho vay, nhất là đối với những Doanh nghiệp thẳng thắn, minh bạch với Ngân hàng, chia sẻ khó khăn khi gặp phải.

2. Cho vay với những Doanh nghiệp có hàng tồn kho có thể bán được.

3. Ngân hàng chấp nhận những khoản phải thu, tái tài trợ cho những khoản đó, với điều kiện chủ nợ phải có uy tín, đảm bảo tiến độ trả nợ cho NH.
 
Quan trọng nhất khi quản lý dòng vốn: một số Doanh nghiệp lách luật Công ty Bất động sản chuyển sang kinh doanh về thủy sản, nông nghiệp nông thôn, đây là sự méo mó. Việc quản lý dòng vốn của Doanh nghiệp dàn trải dẫn đến mất cân đối vốn, không khớp với chu kỳ kinh doanh, không thực hiện tốt dòng tiền của Doanh nghiệp dẫn đến càng ngày càng rủi ro.

Quản lý dòng tiền rất quan trọng để dòng tiền tập trung về một nơi, phải thu hồi tiền về, xử lý hàng tồn kho.
 
Lòng tin của Doanh nghiệp và Ngân hàng cần phải được suy nghĩ, chẳng có giải pháp gì là cùng phải thay đổi, cần thẳng thắn minh bạch với nhau giữa Doanh nghiệp và Ngân hàng. Sự thay đổi này là giải pháp cụ thể nhất.
 
Ông Trương Tuấn Nghĩa: Chúng ta đang đứng trước giai đoạn Nhà Nước trong tương lai sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thị trường phát triển. Tuy nhiên, tất cả những thông tin này là thị trường vĩ mô, trên thực tế Doanh nghiệp chưa thực sự nhìn thấy vấn đề của bản thân mình là gì.
Cái chúng ta cần làm là nhìn lại quản trị tài chính của mình, để sau đó có những thay đổi, cải thiện tốt hơn đáp ứng trong thời gian tới.

Các kênh huy động vốn hiện nay:

Việc đầu tiên nghĩ đến là Ngân hàng, nhưng cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản nhất khi sử dụng vốn. Kênh trái phiếu và cổ phiếu trên thị trường có tồn tại trên thực tế, nhưng khả năng tiếp cận của Doanh nghiệp rất khó, vì nhà đầu tư trái phiếu là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, đủ những công cụ phân tích tài chính mới đầu tư trái phiếu. Do đó, Doanh nghiệp quy mô nhỏ không đủ tầm phát hành trái phiếu.
 
Sự khác nhau giữa huy động vốn thông qua Ngân hàng và huy động vốn qua trái phiếu là rõ rệt, huy động thông qua trái phiếu chúng ta sẽ có tiền để thực hiện kinh doanh, nên quản trị vốn phải tốt.

Tiêu chí đánh giá sử dụng vốn hiệu quả: Một tiêu chí về chi phí sử dụng vốn đó không chỉ là chi phí lãi vay, mà còn là chi phí sử dụng vốn thấp nhất, lợi nhuận vốn bằng hoặc lớn hơn trung bình ngành, kiểm soát rủi ro tài chính là vấn đề chung hiện nay.
 
Phương án kinh doanh: Làm thế nào để chuẩn bị một hồ sơ huy động vốn được Ngân hàng chấp nhận, tuy nhiên quan điểm của ông Nghĩa là được nhà đầu tư chấp nhận mới là khó.

Phương án kinh doanh là linh hồn của đầu tư, của Doanh nghiệp: Năm 2006 – 2007 trước đây chúng ta vay vô tội vạ, phát tiển dự án không chừng mực. Hậu quả hiện này là Doanh nghiệp khó khăn, phá sản.

Chúng ta cần gắn với thị trường, thông tin thị trường, tuy nhiên số liệu của Việt Nam thường chậm 1 – 1.5 năm. Thông tin về đối thủ cạnh tranh, rất ít Doanh nghiệp biết rõ về đối thủ cạnh tranh, phân tích được sức khỏe của đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra chúng ta phải quan tâm đến việc lập kế hoạch, doanh thu chi phí lợi nhuận. Lập kế hoạch như phần (lưới) các Doanh nghiệp hiện nay quá đơn giản. Cần phải thay đổi theo hình thức từ dưới lên trên, từ các bộ phận tạo ra doanh thu.

Thay vì áp đặt từ trên xuống, các đơn vị lập theo kế hoạch khả thi nhất có thể làm được, từ đó mới gắn trách nhiệm và quản lý của họ với kế hoạch kinh doanh. Trên cơ sở đó mới xác định được kế hoạch của dòng tiền, bao giờ trả lãi, bao giờ trả gốc. Một Doanh nghiệp có lãi mà không quản lý dòng tiền tốt thì đến thời điểm nào đó sẽ gặp vấn đề.

Vấn đề quản trị rủi ro: phân tích phương án theo nhiều kịch bản khác nhau, nhiều kịch bản khác nhau của rủi ro thì chúng ta sẽ có chuẩn bị trước để ứng phó với rủi ro đó.

Phiên thảo luận:

Bà Dường Thị Thắng Cty Ospis Vietnam tại Hưng Yên Giám đốc tài chính: Mọi người không hồ hởi lắm trước thông tin Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất. Ngân hàng có chế tài nào để biện pháp giảm lãi suất đó thực sự đi đến với Doanh nghiệp?

Bà Nguyễn Thị Hồng: Trần lãi suất tới đây là 13%, các Ngân hàng lớn đã điều chỉnh, Ngân hàng nhỏ thì chưa. Doanh nghiệp được tổ chức tín dụng đánh giá là tốt, minh bạch sẽ được tiếp cận nguồn vốn tốt hơn. Cần làm rõ nguồn thu, sử dụng những kỹ năng xây dựng dự án kinh doanh tốt, minh bạch, có dòng tiền thì ngân hàng vẫn có thể cho vay tín chấp với lãi suất thấp.
 
Phạm Thiện Long HDBank: Chị có thể liên hệ với HDBank, với mức lãi suất 15% thì chúng tôi năn nỉ anh chị đi vay chứ không phải anh chị đi tìm chúng tôi.
 
Bà Phạm Thị Thu Hằng: Con số 29.000 tỷ không phải là một quỹ hay ngân sách dành ra để làm việc đó. Mà có nghĩa là nếu làm việc đó thì sẽ có được giá trị tương đương như vậy. Doanh nghiệp mà thấy được kích thích, có lãi thì tiền giãn thuế tăng lên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp chứ không phụ thuộc vào Chính phủ.
Phóng viên Thu – Báo điện tủ Info net: Việc NHNN thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, có ý kiến cho là chỉ nên có 1 chương trình mua bán nợ xấu thôi vì khi công ty giải thể cũng sẽ xảy ra nhiều phức tạp?

Bà Nguyễn Thị Hồng: Trên 1 tháng dưới 12 tháng giảm xuống 9%, trên 12 tháng tự thỏa thuận với người gửi tiền. Trần lãi suất cho vay là 13% theo văn bản.

Theo thông tư 254, cần phải rà soát đánh giá, xử lý nợ xấu, Thống đốc NHNN giao cho chúng tôi nghiên cứu nên tôi xin tiếp nhận ý kiến của chị để đề xuất với chính phủ đưa ra ý kiến phù hợp nhất.

Chị Trang - Phóng viên Báo đầu tư: Lãi suất cho vay thấp nhất HDBank cho vay là bao nhiêu. Có chủ trương bán cổ phần cho người nước ngoài không?

HDBank: 12.7% là thấp nhất. Mới đấu giá cho công ty khoáng sản 12.5% nhưng không được. Lãi suất cho vay là 15%. Tốc độ tăng trưởng của HDBank giới hạn trong tỷ lệ, năm rồi là 6-7%.

HDBank đang xúc tiến chào bán cổ đông cho nước ngoài nhưng đang đàm phán, đòi hỏi nhiều yếu tố vì đối tác nước ngoài xem thông tin rất cẩn thận nhưng chúng tôi sẽ bán.
 
Ông Vương Quang Huỳnh - CEO Laisuat.vn : Kết lại buổi hôm nay, tôi mong các bạn có thể mang được điều gì đó về. Các bạn đang mong chờ chính sách mới về lãi suất tiền gửi. Và như Bà Hằng mới nói từ bây giờ khách hàng có thể tự thương lượng với ngân hàng, điều này rất tốt cho tất cả mọi người.

Anh Nghĩa hôm nay chia sẻ về kế hoạch dòng tiền và ông Doanh đưa ra lời khuyên các doanh nghiệp phải tự cứu mình trước còn tôi chia sẻ cho các bạn về kế hoạch marketing WACC.

Cảm ơn các anh chị đã bớt thời gian đến tham dự chương trình!

Laisuat.vn

 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi