Xu hướng chuyển dịch nhân sự - Cơ hội và thách thức

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
15/11/2016 8:26:47 SA
BẢO TRỢ

Xu hướng chuyển dịch nhân sự - Cơ hội và thách thức

Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt,… khiến ngành Tài chính - Ngân hàng được đánh giá lọt vào top những ngành nghề thời thượng được nhiều người quan tâm và chú ý

Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt,… khiến ngành Tài chính - Ngân hàng được đánh giá lọt vào top những ngành nghề thời thượng được nhiều người quan tâm và chú ý. Do gắn liền với diễn tiến thị trường biến động không ngừng ở trong nước, đồng thời còn chịu sự tác động và chi phối mạnh mẽ từ tình hình kinh kế thực tại của thế giới, ngành Tài chính - Ngân hàng có giai đoạn lên ngôi thống trị nền kinh tế quốc dân, nhưng cũng có thời điểm bị khủng hoảng nội bộ.
 

Thông qua khảo sát của CareerLink.vn https://www.careerlink.vn/, cùng những ý kiến đánh giá của các chuyên gia thì Tài chính - Ngân hàng là ngành mang tính phân loại nhân lực cao, thừa người có trình độ trung bình và thiếu nguồn lực trình độ cao. Nguyên nhân là chịu ảnh hưởng của biến đổi thị trường trong thời đoạn nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, những ai hoạt động trong nội bộ đều mang những trăn trở, mối bận tâm vì những chuyển biến thất thường, không ổn định của ngành.

Nhân lực của ngành Tài chính - Ngân hàng có sự chuyển dịch theo xu hướng chu kì của ngành. Trong giai đoạn 2010 - 2014, các ngân hàng lần lượt đưa ra chính sách cắt giảm nhân sự tạo nên sự biến động mạnh mẽ. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, do dự đoán được rủi ro khi đứng trước tình hình biến chuyển theo chiều hướng tiêu cực, tỷ lệ sinh viên theo học ngành Tài chính - Ngân hàng chiếm 23% (2012), giảm 14% so với cùng kì năm trước (2011). Bên cạnh đó, kết quả Khảo sát của Viện Nhân lực Ngân hàng - Tài chính (BTCI) cho thấy có khoảng 30.000 - 32.000 sinh viên Tài chính -  Ngân hàng ra trường giai đoạn 2012 - 2013, nhưng số sinh viên được tuyển chọn chỉ chiếm khoảng 50% (15.000 - 20.000 người). Ngoài ra, ông Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, một trong hai đơn vị đào tạo nguồn nhân lực Tài chính - Ngân hàng lớn của khu vực phía Nam cho biết, Khoa Ngân hàng có chỉ tiêu tuyển sinh là 500 sinh viên/ năm (chưa tính số sinh viên đào tạo sau đại học) vào giai đoạn 2005 - 2010, nhưng sau năm 2010 giảm còn 400 sinh viên/ năm, và đến năm 2014 thì còn khoảng 350 sinh viên/ năm.

Nguyên nhân là do thực trạng chuyển đổi mô hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh từ Ngân hàng Thương mại sang Ngân hàng Đầu tư hay tình trạng mua bán, sáp nhập ngân hàng, thay đổi chủ sở hữu như SacomBank, HabuBank,… Vì những khó khăn đang phải đối mặt, nhân viên phải chịu đựng cảnh chính sách ngân hàng thắt chặt, tốc độ tăng trưởng chậm, chế độ lương - thưởng hạn chế, thậm chí một số ngân hàng áp dụng biện pháp sa thải nhân viên yếu kém, làm việc không hiệu quả, tăng cường vai trò - trách nhiệm, áp lực đè nặng lên vai những nhân viên có năng lực. Theo Báo cáo Tài chính quý II - 2014 và tình hình 6 tháng đầu năm 2014 của các ngân hàng công bố, Ngân hàng EximBank còn 2.969 nhân viên, giảm 77 người so với đầu năm, Ngân hàng VietinBank có tổng số cán bộ là 19.503 người, giảm 383 nhân viên so với đầu năm, Ngân hàng SHB cũng có sự cắt giảm nhân sự lớn, trong vòng 6 tháng có tới 666 nhân viên phải rời đi chỉ còn 4.256 người, trước đó qua báo cáo quý III - 2013 của ngân hàng, so với cùng kỳ năm 2012, ngân hàng này đã cắt giảm 134 nhân viên và giảm đến 70% lương.

Sau giai đoạn đào thải nguồn lực, khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu tuyển dụng tại các ngân hàng tặng vọt đến con số hàng nghìn đến hàng chục nghìn người. Qua Báo cáo Nhân sự 9 tháng đầu năm 2016 của các ngân hàng, tình trạng gia tăng tuyển dụng ồ ạt, tăng cường nguồn lực sau quãng thời gia biến động đã quay trở lại như VietinBank tăng 1.117 người (so với năm 2015), BIDV tuyển thêm 560 người (so với năm 2015), SacomBank tăng 527 người (so với năm 2015)…

Mặc dù nhu cầu nhân lực nhiều nhưng người lao động vẫn phải đối diện với yêu cầu tuyển dụng khắt khe. Bên cạnh tuyển nguồn nhân viên chính thức, nhiều ngân hàng tiến tới phương án đào tạo, bồi dưỡng những sinh viên tiềm năng, tạo nhân lực nguồn về sau, nhằm giảm thiểu chi phí đào tạo nhân sự và tiết kiệm thời gian. Bản thân những ứng viên dự tuyển vào các ngân hàng phải đảm bảo về năng lực - trình độ học vấn, nếu không thì cũng phải có kinh nghiệm, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó, do đặc điểm ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và đối tác, nhân viên chính là bộ mặt của ngân hàng nên họ đưa ra những tiêu chí, yêu cầu về cả hình thức, ngoại hình, bởi khi nhân viên vừa sở hữu trình độ chuyên môn tốt vừa có ngoại hình dễ mến, thân thiện thì càng tôn lên hình ảnh của chính ngân hàng đó với độ chuyên nghiệp cao.
 

Trong thời gian sắp tới, do nhiều yếu tố tác động, nhân lực ngành ngân hàng có xu hướng phân hóa cao hơn, điển hình là sự cạnh tranh ngày càng nhiều của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài. Qua thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2016, nhóm các ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 33,85%, cao gấp 3,5 lần so với chỉ số CAR của các ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó có tổng tài sản hơn 800 nghìn tỉ đồng, vốn tự có hơn 126 nghìn tỉ, vốn điều lệ hơn 101 nghìn tỉ. Đồng thời, tính hiệu lực của các hiệp ước thương mại quốc tế khiến sự chuyển dịch lao động trong khu vực và trên thế giới diễn ra dễ dàng hơn, theo đánh giá từ chuyên trang tuyển sinh của Học viện Ngân hàng (Banker Acedemy) thì tình hình năm 2016, ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ có chuyển biến khởi sắc, Việt Nam hội nhập sâu vào thị trường thế giới, nhờ vào các hiệp định song phương và đa phương như TTP, AEC, FTA… nên cơ hội việc làm dành cho sinh viên khối ngành này mở rộng hơn. Điều này tạo ra nhiều cơ hội hơn cho nhân lực trong ngành nhưng cũng tạo nên áp lực về việc nâng cao năng lực và kiến thức. 
 
 
Theo CareerLink
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi