7 điều cần làm trước khi tìm việc mới

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
09/10/2019 10:16:38 SA
BẢO TRỢ

7 điều cần làm trước khi tìm việc mới

Đối với các cử nhân vừa tốt nghiệp, những người thất nghiệp hoặc đang có ý định chuyển việc thì hẳn sẽ cảm thấy lo lắng, băn khoăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động hiện nay

Để nhanh chóng tìm được vị trí phù hợp, bạn không chỉ cần bằng cấp tốt mà còn phải có các kỹ năng và sự chuẩn bị cần thiết. Bài viết dưới đây của CareerLink sẽ đưa ra 7 điều mà bạn cần làm trước khi tìm việc mới nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.


Xây dựng thói quen sống lành mạnh
Một thói quen sống lành mạnh luôn cần thiết vì nó giúp bạn duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần, đảm bảo năng lượng tích cực để đối mặt với những khó khăn, thử thách. Thực tế là, nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người đang thất nghiệp thường có lối sống tương đối tự do, ít quan tâm đến sức khỏe. Điều này sẽ tạo nên thói quen xấu, gián tiếp tác động đến tinh thần và tính kỷ luật trong cuộc sống lẫn công việc của bạn. Vì vậy, hãy chú ý ăn uống điều độ, tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý, giao lưu với những người tích cực… để luôn sẵn sàng cho việc tìm kiếm và đảm đương công việc mới.

Rà soát lại mạng lưới quan hệ
“Tự thân vận động” khi tìm việc là điều tốt, nhưng cũng khiến bạn mất nhiều thời gian và công sức. Thêm nữa, bạn còn phải đối mặt nhiều khó khăn khác trong cuộc sống. Do vậy, bạn nên tranh thủ “lục lại” mạng lưới quan hệ, đó là những bạn bè, đồng nghiệp, người quen cũ. Biết đâu họ sẽ cho bạn nhiều gợi ý tốt, giới thiệu cho bạn những manh mối hoặc thậm chí là công việc mới. Nhưng bạn cũng đừng nên quá tin tưởng, vội vàng nhận bất kì lời mời làm việc nào từ bạn bè, hãy xem xét kỹ càng mọi yếu tố trước khi quyết định để tránh sứt mẻ quan hệ.

Lên kế hoạch “dài hơi” cho tương lai
Đừng nghĩ rằng một khi đã tìm được việc làm thì mọi chuyện coi như đã xong xuôi. Sự nghiệp là “cuộc chạy việt dã” đường dài, nên bạn sẽ còn phải làm rất nhiều thứ, vượt qua nhiều khó khăn và cả các cột mốc phải chinh phục. Do vậy, bạn cần lên một kế hoạch “dài hơi” với các mục tiêu rõ ràng. Từ đây, bạn sẽ biết rằng cần phải học hỏi, trau dồi thêm những gì để đạt được thành công trong tương lai. Tất nhiên, bạn cũng đừng quá ép bản thân phải “điên cuồng” lao vào công việc. Hãy cố gắng giữ cân bằng để tránh căng thẳng, áp lực quá mức, bởi có như vậy bạn mới tiến xa được.

Mở rộng kênh tìm việc
Đừng tạo quá nhiều thời gian “chết” sau khi gửi CV vào một vài điểm tìm việc quen thuộc, mà bạn cần mở rộng ra nhiều kênh khác nhau. Bên cạnh ứng tuyển trực tuyến, bạn cũng nên tham khảo thêm các hình thức khác như báo giấy, trung tâm giới thiệu việc làm... Đặc biệt, bạn nên đến các hội chợ tuyển dụng để vừa có thể nhanh chóng tìm được việc làm, vừa mở rộng quan hệ vừa biết thêm nhiều điều bổ ích.

Tham gia vài khóa học ngắn hạn
Thu nạp nhiều kiến thức sẽ chẳng là thừa trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ ngày nay. Do đó, bạn hãy tranh thủ thời gian rảnh để tham gia vài khóa học ngắn hạn về chuyên môn liên quan. Ví dụ như bạn là thiết kế hình ảnh 2D, thì có thể theo học các khóa bồi dưỡng chuyên môn 3D. Điều này không những vừa giúp bạn tránh lãng phí thời gian vào các trò tiêu khiển vô bổ, mà còn giúp trau dồi thêm nghiệp vụ để phát triển tốt hơn sự nghiệp trong tương lai. Mặt khác, bạn cũng cần rèn luyện các kỹ năng mềm (xem thêm kỹ năng mềm là gì) cần thiết phù hợp với các công việc ứng tuyển để tăng thêm phần tự tin cũng như nâng cao cơ hội trúng tuyển. 

Dành thời gian để vui chơi, thư giãn
Khi chính thức bước vào công việc văn phòng, bạn sẽ bị hạn chế rất nhiều thời gian dành cho bản thân. Do đó, bạn nên trân trọng quỹ thời gian hiện tại để cảm nhận nhiều niềm vui trong cuộc sống. Bạn hãy dành thời gian cho các hoạt động thư giãn, các thú vui lành mạnh như đọc sách, chơi cờ, đi xa cùng người thân. Chắc chắn những giờ phút thoải mái sẽ giúp bạn tăng thêm nghị lực, và bổ sung nhiều điều thú vị vào “hành trang” cuộc đời.

Hãy tự đánh giá lại chính bản thân
Cuối cùng, bạn đừng quên dành chút thời gian, tĩnh tâm để nhìn nhận lại chính mình. Hãy nghĩ về những sai lầm trong quá khứ, các điểm mạnh – điểm yếu hiện tại của bản thân, những điều mình yêu thích và không thích. Bằng cách từ từ hiểu thấu nội tâm, bạn sẽ biết chọn lọc một cách hiệu quả và tìm đúng “bến đỗ” phù hợp nhất.


Trung Thành

 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi